6 min read

Inspo № 1—Trở thành manager, usability giết chết cái đẹp

Inspo № 1—Trở thành manager, usability giết chết cái đẹp

Salut 👋,

Chào mừng bạn đến với phiên bản newsletter mới của Vidizai.

Mình tin rằng để phát triển, product designer cần học nhiều thứ khác, không chỉ riêng về design. Ví dụ như về tâm lý học, viết, kể chuyện (story telling), tech, product thinking, business…

Vì vậy, mình muốn thay đổi format để làm cho newsletter này có ích hơn với các bạn.

Với phiên bản mới này, mỗi email mình sẽ chia sẻ về:

  • #1 Bài học cá nhân: kinh nghiệm và bài học mình học được.
  • #1 Article về design, product, startup: bài viết hay nhất của tuần
  • #1 Tweet hay nhất: vì Twitter là một nơi tuyệt vời để học những điều hay từ những người giỏi nhất
  • #1 Tool & Source bổ ích: công cụ và resource hay cho thiết kế
  • #1 Tip về design: tip ngắn nhưng bổ ích một cách bất ngờ bật ngửa khi design
  • #1 Fun: chút hài hước cho một tuần dài mệt mỏi

Và tất nhiên, nếu bạn không thấy bổ ích mà cứ nhận email này hàng tuần, thì hãy unsubscribe bằng link ở footer nhé! (Và nếu bạn có thể góp ý cho mình bằng cách reply email này, thì mình biết ơn vô cùng 🙇‍♂️).

Hãy đến với email của ngày hôm nay.


Tổng quan email hôm nay:

  • 1 bài học cá nhân: Có nhất định phải trở thành một manager?
  • 1 article: Làm sao để thành công?
  • 1 tweet: Usability và cái đẹp
  • 1 tool & resource: Facebook Origami
  • 1 tip: Comment một vùng trên Figma
  • 1 fun: 🐈

#1 Bài học cá nhân:

Không nhất định phải trở thành một manager mới thành công.

Nhiều người nghĩ con đường duy nhất để có lương cao và được công nhận là quản lý một đội. Tuy nhiên, có những con đường khác để có được mức lương tương đương, có sức ảnh hưởng tương đương và thậm chí hạnh phúc hơn.

Tất nhiên là nếu bạn muốn trở thành một manager và yêu thích công việc đó, thì bạn nên theo đuổi. Thậm chí vậy, hãy nhớ rằng bạn không nhất thiết phải mãi mãi là một manager. Mình đã thấy rất nhiều người chuyển qua làm Individual Contributor (IC) rồi quay trở lại làm quản lý.

Bài học từ cuốn sách ‘Build’ bởi Tony Fadell


#1 Article

Làm sao để thành công ( How To Be Successful )

Đây là những lời khuyên rất đắt giá từ Sam Altman  CEO của OpenAI và cựu chủ tịch của Y Combinator.

Danh sách gồm 13 nguyên tắt về thành công được diễn đạt bằng những hiểu biết và quan điểm sắc bén.

Một số trong những lời khuyên yêu thích nhất của mình:

  • Cộng hưởng bản thân (Compound Yourself): Khi chọn một điều gì đó (công việc, trò chơi,…), hãy chọn thứ mà giá trị của nó có thể cộng hưởng qua thời gian. Đừng bao giờ chơi một trò chơi mà một người không có kinh nghiệm có thể đánh bại bạn. Khi bạn chơi trò chơi đó đủ lâu, giá trị bạn có sẽ là một đường cong nhảy vọt.
  • Tập kỹ năng ‘bán hàng’ (Get good at “sales”): ‘Bán hàng’ ở đây không chỉ là việc bán một sản phẩm gì đó cho người khác, mà còn là thuyết phục người khác tin vào thiết kế của mình, tin vào năng lực của mình khi đi phỏng vấn. Nếu bạn vừa có thể xây dựng sản phẩm, vừa biết sale, thì bạn không thể bị đánh bại. Tất cả chúng ta đều nên học kỹ năng này.
  • Luôn tin gần-như-tuyệt-đối vào bản thân (Have almost too much self-belief): Nhiều người sợ về việc tin thái quá vào bản thân sẽ không tốt. Nhưng vấn đề là, mọi người, ít nhất là những người mình biết, chưa đủ và đôi lúc là không tin vào bản thân. Dường như chúng ta đang quá lo lắng về việc sẽ không xảy ra. Nhiệm vụ chính của chúng ta bây giờ là phải tin vào bản thân nhiều hơn. Giá trị mà nó mang lại rất đáng để chúng ta rèn luyện. Tin vào bản thân (self-belief) + tự nhận thức (self-aware) là sự kết hợp hoàn hảo.

Một bài viết rất đáng để đọc và đọc lại nhiều lần.


#1 Tweet

Usability đã giết chết cái đẹp như thế nào?

Càng đi sâu vào cái thread này làm mình càng bất ngờ và bật ngửa. Tác giả cho rằng usability đã giết chết cái đẹp. Từ những cái toilet, nắm cửa, thang máy đến cầu vượt và đặc biệt hơn cả là những công trình kiến trúc.

Với những công trình đã được xây dựng lâu đời, nhìn vào ta có biết ngay địa điểm đó là gì và thuộc quốc gia nào.

Đến với thế giới hiện đại, các công trình kiến trúc đều giống nhau mặt dù thuộc về các thành phố khác nhau. Từ Âu, Mỹ đến Á, Phi. Không có bất kỳ sự nhận diện nào cả.

Có sự khác nhau rõ rệt giữa thiết kế thời xưa và thiết kế hiện đại. Điểm chung của thiết kế hiện tại là tính khả dụng (usability) được ưu tiên cao hơn tính thẩm mỹ. Từ đó dẫn đến sự tương đồng và đơn địu đến kinh ngạc nếu nhìn từ bên ngoài.

Điều này cũng gợi nhắc mình đến các app, web hiện nay. Chúng na ná nhau và rất khó để nhận diện.

Đây có phải là thời điểm chúng ta nên tập trung vào tính thẩm mỹ của sản phẩm hơn hay không?


#1 Tool & Resource:

Facebook Origami Studio

Có rất nhiều công cụ để tạo prototype cho mobile app. Nhưng nếu bạn đang tìm một công cụ mạnh mẽ, Facebook Origami là lựa chọn đó.

Sẽ tốn kha khá thời gian để học. Nhưng với công cụ này, bạn có thể sử dụng camera, haptic touch, âm thanh, bàn phím native rất dễ dàng và còn tận dụng được native component của iOS.

Ngoài ra, các tương tác, animation và logic cũng rất mạnh mẽ 🔥


#1 Tip

Comment một vùng trên Figma

Click, giữ chuột và vẻ một vùng mà bạn muốn comment

0:00
/

by @misaac85


#1 Fun


Chúc một ngày tốt lành.
@Trọng

Product design và tùm lum

Nhận bài viết mới nhất qua email hằng tuần để trở thành UI/UX & Product Designer tốt hơn.