🎬 Khởi đầu công việc thiết kế UX như thế nào?
1. Bức trang tổng quan về UX
Điều đầu tiên bạn nên biết là UX khá là rộng, nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực khá nhau.
Đừng sợ vì nó rộng lớn như vậy, bạn không cần phải thành thạo tất cả đâu, trừ khi bạn là “siêu nhưn”. Tuy nhiên, nên nắm những kiến thức cơ bản của từng mảng, biết tổng quát để xác định được mảng nào mình yêu thích và đi sâu vào lĩnh vực đó.
Cá nhân mình là một đứa hỗn tạp, mình biết nhiều, mỗi thứ một chút.
Mình bắt đầu design bằng việc ghép khuôn mặt anh vào thân hình các cô người mẫu. Mình ngồi cả ngày làm hiệu ứng lửa cho chữ.
Mình vẽ lại nhân vậy truyện tranh ra tờ giấy A4 để treo lên tường, mình thức tới sáng để làm những animation như thế này, những video vu vơ.
Mình thiết kế những tấm băng rôn cho những sự kiện CLB mình tổ chức, làm artist cho những game nhỏ cùng tụi bạn ở trường học, logo, làm bao bì, thậm chí mình còn… code ngôn ngữ bậc thấp nhất để giao tiếp với máy móc.
Mình không nghĩ làm nhiều cái như vậy sẽ tốt. Ông bà nói “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” mà. Nhưng bạn biết gì không, mình làm nhiều như vậy nên biết được mình thích cái gì và quyết định tập trung vào điều gì.
Và mình cũng không biết rằng, tất cả những điều mình đã làm, đến hôm nay, nó giúp mình có một nền tảng vững chắc khi làm một UX Designer.
2. Đọc.
Thật sự mà nói, đọc vô cùng cùng quan trọng. Tự học mà không đọc thì bằng cách nào đây?! Nhưng với internet thì có quá nhiều cái để đọc, vậy làm thế nào đây?
Hãy tìm đến sách đầu tiên. Có rất nhiều sách về design, nhưng hãy áp dụng quy tắc 80/20 vào việc này. Bạn hãy tìm 3 cuốn sách tốt nhất về thiết kế/ về product là ngấu nghiến nó. Mình recommend 3 cuốn sách này nếu như bạn hỏi mình:
- Don’t make me think - Steve Krug
- Simple & Usable - Giles Colborne
- The design of everyday things - Don Norman
Ngoài ra, thường xuyên đọc tin tức để cập nhật tình hình thế giới design, đồng thời trao dồi thêm kiến thức. Phải đọc thường xuyên các bạn ơi, thế giới thay đổi nhanh lắm. Đây là những nguồn bạn có thể đăng ký nhận tin đọc hằng tuần, đọc hằng ngày thì tốt, nhưng không nhất thiết, những trang này sẽ tổng kết và gửi cho bạn một email/ tuần để đọc:
3. Học
Design Principle - những nguyên tắc thiết kế.
Lại là lý thuyết hở?! Đúng, là lý thuyết đó, nhưng hãy nắm cho kỹ những thứ căn bản này, một ngày nào đó bạn sẽ thấy được giá trị của nó mang lại.
Công cụ thiết kế. Chúng ta đang ở thời kỳ bùng nổ của công cụ thiết kế. Nếu khi xưa chỉ có Photoshop, thì bây giờ ngoài siêu anh hùng Sketch App, chúng ta còn có Figma và nhân tố bí ẩn Studio của inVision. Mình chưa thử Figma và Studio nhưng tụi này đang làm mưa làm gió trong thế giới UX.
Những công cụ tạo prototype rất cần thiết và là cách nhanh nhất để kiểm nghiệm thiết kế của bạn. Mình thích inVision (Free cho một project) và Marvel (Free), bạn có thể thử Framer của Facebook để tạo những prototype chân thực hơn trên iOS và Android.
4. Tìm sư phụ
Hãy tìm một người nào đó để đi theo và học hỏi.
Bạn có thể bỏ hết những điều mình nói ở trên nếu bạn tìm được một sự phụ giỏi. Thật sự đấy, có một người chỉ dẫn và đánh giá mình sẽ giúp cho bạn tiến bộ rất nhanh. Mình may mắn quen được với chị UX Director, nếu không gặp chị, chắc bây giờ mình đang làm “Banner Designer” hoặc Coder (nghề đang hot) rồi. Vietnam có một group khá đông UX/UI Designer, bạn có thể join để tìm sư phụ.
Nhưng nếu được, tìm cho mình một sư phụ mà bạn có thể gặp thường xuyên nhé.
5. Làm
Chắc chắn rồi. Đây là việc bắt buộc ai cũng phải làm. Nhưng câu hỏi đặt ra là “Làm cái gì bây giờ?”
Nếu bạn đang đi học, hãy tham gia cùng nhóm bạn vào các cuộc thi Hackathon. Mình vẫn nhớ cảm giác làm cùng tụi bạn trong các cuộc thi làm ứng dụng và game ở trường: tụi mình làm một cách đam mê, cày đêm ngày chỉ vì muốn có được phần thưởng là chiếc điện thoại Lumia 502
Nếu không có nhóm bạn, hãy để ý xung quanh có điều gì mình có thể làm cho nó dễ dàng hơn không? Tìm cách giải quyết cho những vấn đề đó bằng kiến thức thiết kế của mình…
Và nếu ai đó thuê bạn làm thì còn gì bằng. Mặc dù mình chưa làm gì nhiều, chưa tự tin, nhưng vẫn cứ nhận, áp lực sẽ làm mình trưởng thành hơn. Nếu nghĩ thoáng ra là họ đang cho tiền mình để học cái mới đó, tội gì không làm!
6. Học cách lắng nghe và hợp tác
Chúng ta, những designer (hoặc designer tương lai), đến với design vì chúng ta có một cái “gu” đặc trưng. Nhưng khi đến với thế giới UX, đừng để cái tôi đó làm bạn phớt lờ mục đích cốt lõi là tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, điều mà chỉ có được khi chúng ta thật sự hiểu và đồng cảm với họ. Vậy làm sao để hiểu người khác? Lắng nghe, trò chuyện, quan sát họ.
Hãy cởi mở với những người mình làm cùng. Đặc biệt là những người có suy nghĩ khác với mình, hãy biết ơn điều này vì họ sẽ mang đến cho chúng ta những góc nhìn ở một khía cạnh khác, và bạn sẽ há hốc mồm khi phát hiện ra điều mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
Và hãy nhớ là không có việc bạn sẽ có một sản phẩm hoàn hảo khi một mình bạn làm việc trong một thời gian dài, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất, rồi gửi cho những người liên quan và nói rằng “Đây là thiết kế hoàn hảo, hãy làm như vậy và người dùng của chúng ta sẽ sướng!“. Không có thiết kế hoàn hảo, chỉ có những thiết kế được cải thiện qua từng ngày, từ những feedback của người dùng và những người làm cùng.
Nhận bài viết mới nhất qua email hằng tuần để trở thành UI/UX & Product Designer tốt hơn.