💝 Sự đơn giản trong UX. Phần 1 - Hiểu và đồng cảm
Những bài học từ cuốn sách Simple and Usable Web, Movile, Interaction Design — Giless Colborne
Khi iPod được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2006, có rất nhiều ý kiến chê bai về chiếc máy này.
“Không kết nối không dây, ít không gian hơn một cái thiết bị cầm tay thông thường. Đồ què!”
“Tất cả những gì tôi có thể nói là, tôi là một ‘fan’ của Apple, thật buồn!”
“Tôi vẫn không thể tin được điều này! Tất cả sự thổi phồng này dành cho một điều quá vô lý! Ai mà quan tâm tới một chiếc MP3 cơ chứ?”.
Năm 2010, Apple đã bán được 240,000,000 chiếc iPods.
Ít chức năng hơn các thiết bị nghe nhạc bình thường, kích thước nhỏ hơn, chỉ vài nút bấm cứng,… Nhưng điều gì đã giúp iPod được ưa chuộng như vậy?
Đơn giản và dễ sử dụng.
Vậy làm thế nào để thiết kế một trải nghiệm như thế?
1. Xác định nhóm người dùng mục tiêu.
Đây có lẽ là bài học đầu tiên của mình (mình nghĩ là của hầu hết UX Designer) khi làm về UX. Điều này có nghĩa là bạn phải hiểu được thế giới của người ta và làm thế nào mà thiết kế của mình tương thích với thế giới đó. Đó thật sự là một vấn đề khó, nhưng chúng ta có thể làm được điều này bằng cách quan sát người dùng ở môi trường tự nhiên của họ: phòng làm việc, trong nhà hoặc bên ngoài.
Vậy thì, hãy nhất mông lên và đi xem người ta đang làm gì và làm như thế nào ngoài kia nào!
Cơ mà khoan đã, chờ một chút, mình muốn nói về điều này. Người dùng của bạn có thể có 3 kiểu như sau:
- Loại chuyên gia (Experts): Loại này rất rành về công nghệ, hay tò mò, thích khám phá sản phẩm và hay“chọt” vào những nơi hiểm nhất để xem sản phẩm của chúng ta như thế nào. Có rất ít người trong nhóm này.
- Loại sẵn sàng thích ứng (Willing adopter): Nhóm này là những người đã dùng những sản phẩm tương tự, có xu hướng sử dụng những thứ khác tinh tế hơn, nhưng không cảm thấy thoải mái lắm khi học cái thật sự mới — tụi này cần được cung cấp một cách tiếp cận dễ dàng hơn thích ứng với đặc điểm mới. Có không nhiều người thuộc loại này lắm!
- Loại chủ đạo (Mainstreamers): Nhóm chính của chúng ta. Loại này không sử dụng công nghệ vì chính lợi ích của họ, họ chỉ muốn dùng công nghệ để hoàn thành công việc. Loại này hay nói câu: “Tôi chỉ muốn chiếc điện thoại để làm việc mà thôi!”. Và rất nhiều người ở trong nhóm này.
Hãy xem quan một ví dụ: hãy lấy bất kỳ một nhóm sử dụng Microsoft Excel trong 5 năm thử xem. Sẽ có một số người kiểu chuyên gia hay lục loại phần “Setting” để làm những thứ mà chúng nó thích, và những người còn lại chỉ dùng chức năng chèn cột số liệu.
Nếu bạn muốn sự đơn giản, thì nhóm khách hàng chủ đạo là những người bạn cần nhắm tới.
2. Nhóm khách hàng chủ đạo muốn gì?
Khi bạn đang thiết lập tầm nhìn, hãy chắn chắn rằng nhóm chủ đạo nằm ở vị trí chủ chốt.
Nhóm sẵn sàng thích ứng thích sử dụng một số đặc điểm mới lạ, miễn là bạn làm họ sử dụng dễ dàng. Bạn có thể học được nhiều thứ khi quan sát nhóm này, nhưng nếu tập trung vào họ, thì chúng ta đang quá dễ dãi cho chính mình. Họ có thể chỉ ra một vài vấn đề khi sử dụng, nhưng nhóm này không đặc trưng. Họ là một nhóm nhỏ cực đoan, họ có nhiều kỹ năng hơn nhóm chủ đạo.
Chúng ta sẽ tiếp tục xem sự khác nhau giữa 2 nhóm còn lại:
- Nhóm chủ đạo thích thú trong việc hoàn thành công việc ngay lúc này; chuyên gia thì thích tuỳ chỉnh những thiết lập của họ đầu tiên.
- Nhóm chủ đạo đánh giá sự kiểm soát dễ dàng; nhóm chuyên gia muốn kiểm soát một cách chính xác.
- Nhóm chủ đạo muốn kết quả đáng tin cậy; chuyên gia muốn kết quả hoàn hảo.
- Nhóm chủ đạo sợ phá vỡ điều gì đó; chuyên gia muốn tách từng phần để xem nó hoạt động như thế nào.
- Nhóm chủ đạo muốn một phép toán tốt; chuyên gia thích một phép toán chính xác.
- Nhóm chủ đạo muốn những ví dụ và những câu chuyện; chuyên gia chỉ cần những nguyên tắc.
Đừng nghĩ rằng bạn có thể dạy người dùng cách sử dụng. Họ đang chịu áp lực, họ có xu hướng quên đi những thứ vừa học, từ chối những chỉ dẫn và trở lại thành những chú nai ngơ ngác.
Trải nghiệm đơn giản cần làm việc cho chú nai này, hay còn gọi là một người dùng chủ đạo đang chịu áp lực.
3. Thấu hiểu (Insight)
Đây là một phần quan trọng trong thiết kế UX. Để thấu hiểu khách hàng là một việc rất là khó, nhưng không phải không làm được.
Phép màu sẽ xảy ra khi chúng ta áp dụng những thứ đã học trong việc nghiên cứu người dùng và áp dụng nó trong một sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đang giải quyết.
- Đầu tiên, nhìn lại những thứ chúng ta đã tập hợp, những vẫn đề mà họ đang đối mặt trong cuộc sống. Xác định độ ưu tiên cho những điều ảnh hưởng mạnh nhất trong hành vi của người dùng.
- Tiếp theo, tìm kiếm những điểm mà chúng ta có thể hành động.
- Bây giờ hãy ưu tiên những điểm này: Ở đâu có sự ảnh hưởng mạnh nhất? Ta có thể làm gì để thay đổi nó một cách dễ dàng?
- Cuối cùng, thử nghiệm sự thấu hiểu của bạn.
Hãy thử nghiệm với prototype và sản phẩm của đối thủ. Nhờ đó, chúng ta có thể tìm ra sự khác biệt nhỏ làm cho sự thấu hiểu của chúng ta trở nên giá trị hơn.
4. Xác định tầm nhìn đúng
Đừng vội bắt tay vào thiết kế vội. Thay vì đó, hãy dành thời gian cho việc hiểu vấn đề, nó sẽ dân đến một phương án giải quyết tốt hơn, đơn giản hơn.
“Thiết kế đầu tiên của bạn dường như có vẻ là một cách giải quyết, nhưng nó thường chỉ là một định nghĩa ban đầu cho vấn đề mà bạn đang giải quyết”
- Luke Wroblewski of Yahoo!
Là một nhà thiết kế, chúng ta muốn bắt đầu thiết kế ngay lập tức. Chúng ta phải chống lại việc này. Bắt đầu sớm đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ mất đi những sự thấu hiểu quan trọng. Nó thậm chí đồng nghĩa với việc thiết kế sai cả một sản phẩm.
Vậy nên đừng có vội vàng thiết kế. Hiểu điều gì là cốt lõi cần có thời gian.
Mình sẽ kết thúc phần 1 ở đây. Hi vọng phần 2 sẽ được hoàn thành sớm.
Phần 2–4 chiến lược cho sự đơn giản.
Xin cám ơn!
Nhận bài viết mới nhất qua email hằng tuần để trở thành UI/UX & Product Designer tốt hơn.