7 min read

💸 Deal lương như thế nào để không bị hớ (và còn hơn kỳ vọng)?

Vì cuộc đời là những cuộc deal (lương)

Có quá nhiều người đang bị trả mức lương thấp so với mức họ xứng đáng nhận được.

Mình đã nói chuyện với rất nhiều người và đó là điều mình nhận ra. Kể cả là những người vừa mới ra trường hay đã đi làm 15 năm.

Bản thân mình cũng rất nhiều lần bị ‘hố’ lúc mới đi làm.

Mình đã dành kha khá thời gian để tìm hiểu xem làm thế nào để có thể deal lương tốt hơn. Đây là những điều mình rút ra được để deal lương tốt hơn.

1. Làm bài tập về nhà thật kỹ

Khi phỏng vấn bất kỳ công ty nào, bạn nên tìm hiểu trước công việc và mức lương mà họ đang trả là bao nhiêu.

Nếu có là một công ty lớn, bạn có thể dùng các trang như Glassdoor, Payscale để xem nghiên cứu. Những dữ liệu từ các trang này thường được đóng góp bởi những người đã hoặc đang làm ở công ty đó.

Dựa vào công việc, số năm kinh nghiệm và địa điểm, bạn có thể xem được mức lương mà công ty đang trả.

Tất nhiên qua thời gian thì mức lương cũng sẽ thay đổi. Nhưng những dự liệu từ các trang đó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về sức trả của công ty với thị trường.

Nếu bạn có người quen làm ở công ty đang phỏng vấn thì bạn có thể hỏi thêm. Lương là vấn đề nhạy cảm nên người ta cũng sẽ không nói con số chính xác. Nhưng nếu bạn hỏi về range lương, thì họ sẽ thoải mái chia sẻ hơn.

Một phương án khác để tìm hiểu mức lương của một công ty là dựa vào những khảo sát từ cộng đồng. Bạn có thể xem khảo sát này và này để tìm hiểu thêm.

💸 Thu nhập của UX/Product Designer ở Việt Nam và Singapore
Bạn đang được trả mức lương ngang bằng với thị trường hay đang bị ‘underpaid’?

2. Không bao giờ nói ra con số bạn mong muốn.

Sau khi làm bài tập về nhà, bạn đã có ý tưởng cho mức lương mà bạn có thể nhận khi vào công ty.

Nhưng khi được hỏi về mức lương mong muốn, bạn không được nói một con số cụ thể. Nếu bạn nói ra, đa số trường hợp bạn sẽ bị trả thấp hơn.

Cảm giác của bạn như thế nào khi bạn nói mức lương mong muốn và HR ngay lập tức đồng ý?

Mình đã bị hố rất nhiều lần rồi nên đây là kinh nghiệm xương máu. Bạn không nên cho HR biết mức lương mong muốn của bạn.

Nếu người phỏng vấn cứ khăng khăng đòi bạn chia sẻ mức lương mong muốn, hãy cố gắng trì hoãn việc nói về mức lương càng về sau quy trình phỏng vấn càng tốt.

Bạn có thể nói:

‘Hiện tại, tôi không thoải mái với việc chia sẻ mức lương mong muốn lắm.

Hoặc

Tôi chưa nghiên cứu kỹ về vấn đề này. Tôi muốn nói chuyện với những người trong team trước để xem tôi có hợp với công việc hay không rồi mới nghĩ về lương.’

Ngoài ra, bạn còn có thể hỏi lại họ budget cho vị trí này là bao nhiêu:

‘Anh/chị có thể cho em biết range lương của vị trí này không? Em có thể cho anh chị biết nó có hợp với mức range của em, và chúng ta có thể nói về con số cụ thể sau khi em gặp những người trong team.’

Đôi khi, HR sẽ có cách khác để hỏi về con số: ‘Nếu em cho chị biết mức lương mong đợi, chị sẽ thuyết phục để có được mức đó cho em’

Nhưng ý thật sự của HR là: ’Chị sẽ đưa ra một mức thấp hơn một xí, nhưng gần với mức mà em yêu cầu’.

Hãy ghi nhớ rằng không bao giờ nói một con số cụ thể và cố gắng trì hoãn việc nói về lương càng về sau càng tốt.

Khi đã dần về cuối quá trình phỏng vấn, thì đây là bước tiếp theo.

3. Chia sẻ range lương từ mức trung bình đến cao

Đến một lúc nào nó, bắt buộc chúng ta phải nói ra con số mong muốn của mình.

Từ những nghiên cứu bạn đã làm trước đó, bạn đã biết được mức lương họ trả trong khoảng nào. Đồng thời qua quá trình phỏng vấn, bạn đã hiểu hơn về công việc, yêu cầu và về team.

Đến đây, hãy chia sẻ cho họ một range lương.

Range lương của bạn nên là từ mức trung bình đến mức cao. Bạn cũng sẽ thoải mái hơn khi chia sẻ về một range lương hơn là một con số.

Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ thì bạn sẽ nhận được một offer ‘tạm thời’ với một con số cụ thể từ công ty.

4. Tiếp tục deal

Vì cuộc đời là những cuộc deal.

Sau khi thấy được con số mà họ đưa, bạn vẫn có thể deal thêm.

Qua các cuộc nói chuyện với những người phỏng vấn, bạn đã biết thêm về lý do vì sao công ty lại đang tuyển người. Hãy chia sẻ với họ vì sao bạn là một mảnh ghép hoàn hảo và bạn có thể đóng góp những gì.

Đồng thời, hãy chia sẻ với họ rằng việc rời công ty hiện tại khá khó khăn vì bạn là thành viên chủ chốt của công ty. Nên mức lương đó là chưa đủ để bạn dịch chuyển.

Một tip khác mà mình học được. Bạn có thể nói: ’Tôi cần một offer tốt hơn.’

Bạn không nhất thiết phải có nhiều offer từ các công ty khác để có thể nói như vậy. Chỉ cần bạn có thể nói rằng bạn cũng đang phỏng vấn với các công ty khác là đủ.

Hãy nhớ rằng:

‘Negotiations are won by whoever cares less.’
— Naval

Chiến thắng trong cuộc đàm phán sẽ thuộc về những ai quan tâm ít hơn.

Nếu bạn càng có nhiều lựa chọn, bạn sẽ càng tự tin khi thương lượng.

Tóm lại:

  • Nghiên cứu về công ty và mức lương họ có thể trả
  • Trì hoãn việc nói về mức lương mong muốn càng về sau càng tốt
  • Không bao giờ đưa ra một con số cụ thể
  • Đưa ra một range lương mong muốn từ mức trung bình đến cao
  • Cho nhà tuyển dụng biết bạn mong muốn một offer cao hơn vì bạn cũng đang nói chuyện với các công ty khác.

Sẽ luôn kỳ quặc khi bàn về chuyện lương, nhưng bất cứ ai cũng phải làm điều này. Và những người phỏng vấn cũng mong đợi bạn làm điều đó.

Đây là kỹ năng bạn nên luyện tập để có được điều mong muốn. Đặc biệt là không bị trả thấp.

Mỗi đồng tiền mình deal được, dù chỉ là một tị, đều quan trọng. Vì theo thời gian, một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ mang lại giá trị lớn.

Chúc bạn may mắn.


Đọc thêm:

The 10 commandments of salary negotiation

Product design và tùm lum

Nhận bài viết mới nhất qua email hằng tuần để trở thành UI/UX & Product Designer tốt hơn.